Ván khuôn dầm sàn là gì? và cấu tạo ván khuôn dầm sàn như thế nào thì hôm nay chúng tôi cũng các bạn tìm hiểu:
Dầm thường đổ bê tông đồng thời với sàn, do đó ván khuôn dầm thường được cấu tạo và lắp dựng đồng thời với ván khuôn sàn. Ván khuôn sàn được cấu tạo gồm các tấm ván có tiết diện bằng diện tích sàn cần đổ bê tông, được đỡ bởi hệ xà gồ, sườn và cột chống. Khoảng cách giữa các xà gồ, khoảng cách giữa các cột chống đỡ xà gồ phải được tính toán chính xác đảm bảo khả năng chịu lực và không vượt quá độ võng cho phép của ván khuôn sàn. Ván sàn được đặt trên ván thành dầm (ngoại trừ ván khuôn định hình có thể có liên kết khác). Xung quanh chu vi sàn được bố trí ván diềm. Ván diềm đóng vai trò ngăn cách giữa ván khuôn sàn và ván khuôn dầm có tác dụng điều chỉnh kích thước
Cách tính ván khuôn dầm sàn
Xem thêm: Công nghệ cốp pha nhôm có nhiều ưu thế phát triển ở thị trường xây dựng Việt Nam
- Ván khuôn dầm gồm có ván khuôn thành dầm và ván khuôn đáy dầm.
- Ván khuôn thành dầm có cấu tạo và tính toán chịu lực như ván khuôn thành móng, khi dầm có chiều cao nhỏ thường bố trí hệ khung đỡ theo cấu tạo và phù hợp với khoảng cách giữa các cột chống đáy dầm. Khi dầm có chiều cao lớn, cần được cấu tạo theo tính toán và phù hợp với khả năng chịu lực của ván khuôn. Ngoài hệ khung đỡ người ta có thể sử dụng các thanh văng ngang, dây néo…
- Ván đáy dầm được đỡ bởi hệ thanh ngang và cột chống đáy dầm, khoảng cách giữa các cột chống đáy dầm phải được tính toán chính xác đảm bảo khả năng chịu lực và không vượt quá độ võng cho phép của ván khuôn đáy dầm.
Thi công ván khuôn dầm, sàn:
Xem thêm: Cốp pha nhôm – Chi phí bảo dưỡng cốp pha nhôm
- Ván khuôn dầm có dạng hộp dài, được ghép bởi hai mảng ván thành và một mảng ván đáy, ván đáy đặt lọt vào giữa hai ván thành, chiều dày của ván đáy là 2-3cm, chiều dày của ván thành 2-3cm, mặt trên ván thành bằng mặt bêtông.
- Thi công ván khuôn dầm phải tạo độ vồng 3/1000 nhịp của dầm.
- Có thể chống giữ ván thành bằng gông mặt, thanh chống xiên bên ngoài, hoặc néo bằng dây thép kết hợp với những thanh văng chống tạm bên trong, tùy theo chiều cao của dầm.
- Để đảm bảo cây chống vững chắc, không lún, người ta đặt cây chống trên những tấm ván lót dày 2-3cm, những tấm ván này đặt trên mặt phẳng ổn định, ở giữa ván lót và chân cây chống có nêm điều chỉnh.
- Ván khuôn sàn được thi công cùng lúc với dầm, thành của coppha dầm sẽ dùng để kê mép của coppha sàn. Pan sàn thả bằng xà gồ 40×80 gỗ cách khoảng 450mm và được chống bởi thanh chống đứng và hệ dàn giáo.
- Chân của hệ chống phải được gia cố bằng ván hoặc nền phải được lu đầm kỹ trước khi chống. Lưu ý đến hiện tượng sàn bị lún trong quá trình đổ bêtông khi gặp trời mưa làm hỏng nền đất chống
Tháo gỡ ván khuôn dầm sàn:
Chỉ được tháo gỡ ván khuôn dầm sàn khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng khác trong giai đoạn thi công. Để đảm bảo chất lượng ván khuôn dầm, sàn thì: Ván khuôn dầm, sàn phải đảm bảo phẳng, kín khít, bất biến hình. Khoảng cách thép và ván khuôn phải đảm bảo trong phạm vi cho phép (được định vị bằng con kê). Chiều cao, chiều rộng ván khuôn phải đảm bảo cấu kiện bê tông thành phẩm đúng theo thiết kế….
Ngoài ván khuôn dầm sàn, công ty chúng tôi còn chuyên thiết kế và sản xuất các sản phẩm có liên quan: cốp pha euro form, cốp pha việt, cốp pha thép, phụ kiện giàn giáo nêm, đặc biết nhận thiết kế và sản xuất các loại cốp pha: từ cốp pha ván ép phủ phim Tekcom đến cốp pha thép đủ kích thước
--> Và bạn có thể tìm hiểu thêm về ván khuôn thép tại đây
———————————————————
Nếu Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH MTV ĐỖ HÙNG PHÁT
– Tel : 0937 626 579 – 0938 707 868 (Mr Hùng)
– Website 1 : https://copphaviet.vn/
– Website 2 : http://phukiencoppha.com.vn/
– Facebook : https://www.facebook.com/thietbixaydungdhp
Website: https://copphaviet.vn